Khi vợ chồng ly hôn, ai sẽ có quyền nuôi con là câu hỏi được rất nhiều cặp vợ chồng quan tâm. Trần Vũ Vinalaw xin giải đáp các thắc mắc về quyền nuôi con, trách nhiệm đối với con cái của cha mẹ sau khi ly hôn. Hãy cùng theo dõi nhé!
Cha hay mẹ có quyền nuôi con sau khi ly hôn?
Căn cứ quy định tại Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014
Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Như vậy, vợ chồng có thể thỏa thuận ai là người nuôi con sau ly hôn, nếu không thỏa thuận được thì sẽ nhờ pháp luật giải quyết, cụ thể như sau:
Khi con dưới 36 tháng tuổi thì theo nguyên tắc chung thì người mẹ được quyền nuôi con. Trừ trường hợp người mẹ không đủ khả năng về nhận thức, khả năng điều khiển hành vi thì người bố sẽ có quyền nuôi con.
Khi con trên 36 tháng tuổi thì toà sẽ xem xét về điều kiện vật chất, điều kiện tinh thần giữa người bố và người mẹ, xem xét nguyện vọng của con nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên. Bên nào có khả năng tạo điều kiện cho người con phát triển tốt nhất thì toà sẽ giành quyền nuôi con cho bên đó. (Trong trường hợp này 2 bên phải làm đơn giành quyền nuôi con).
Quan tâm: Nhận Con Nuôi là gì? Thủ Tục Nhận Nuôi Con Nuôi Trong Nước 2022
Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con cái sau khi ly hôn
Theo quy định tại khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân gia đình 2014, sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
“2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.”
Cũng theo Luật hôn nhân và gia đình 2014, “cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này.”
Như vậy, người không trực tiếp nuôi con sau ly hôn có nghĩa vụ phải đóng góp tiền hoặc tài sản khác để nuôi con đến khi con thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình.
Vậy pháp luật có quy định mức cấp dưỡng cho con là bao nhiêu không?
Điều 116 Luật hôn nhân và gia đình quy định về mức cấp dưỡng cho con cái sau ly hôn như sau:
“1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”
Do đó, bố mẹ người không trực tiếp nuôi con sẽ cấp dưỡng cho con theo thỏa thuận đối với con hoặc người đang nuôi con dựa vào thu nhập, khả năng tài chính của mình, nếu không thỏa thuận được sẽ nhờ Tòa giải quyết. Hiện nay chưa có quy định cụ thể về mức cấp dưỡng nên Tòa sẽ căn cứ vào các hóa đơn, chứng từ, thu nhập thực tế,… để xác định mức cấp dưỡng.
Mức cấp dưỡng cũng có thể được thay đổi khi hai bên có thỏa thuận hoặc nhờ Tòa án giải quyết.
Thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn
Pháp luật cho phép thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn khi có các căn cứ quy định tại Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình 2014, cụ thể:
- Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
- Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Đối với con từ đủ 07 tuổi trở lên, việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con.
Đối với trường hợp người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện thì cá nhân, tổ chức có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con bao gồm:
- Cha, mẹ;
- Người thân thích;
- Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
- Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
- Hội liên hiệp phụ nữ.
Trên đây là nội dung tư vấn pháp luật về quyền nuôi con sau khi ly hôn và các vấn đề liên quan. Mỗi cặp vợ chồng cần trang bị cho mình các kiến thức pháp luật để tránh xảy ra tranh chấp sau khi ly hôn. Nếu cần tư vấn cụ thể hơn về pháp luật về nghĩa vụ sau hôn nhân thì hãy liên hệ ngay đến văn phòng luật Trần Vũ Vina Law thông qua Hotline: 037.618.9559 để được hỗ trợ sớm nhất nhé!
Quan tâm: Cháu Ngoại Có Được Hưởng Thừa Kế Không?
- Mẹo Đòi Lại Đất Với Người Mượn Không Tự Nguyện Trả Lại Đất
- Giấy đăng ký xe là gì? Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đăng ký xe máy mới nhất
- Tiền trúng xổ số, lợi tức thu được từ cổ phiếu là tài sản chung hay riêng của vợ chồng?
- Tư Vấn Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Về Đường Thoát Nước Chung
- Văn Bản Hợp Nhất Luật Sở Hữu Trí Tuệ Số 07/VBHN-VPQH Năm 2019