Khi Cấp sổ đỏ hay tách thửa sẽ mất những loại chi phí nào? Phí đo đạc đất đai mất bao nhiêu? Đây đều là những vấn đề mà người dân hay quan tâm khi có nhu cầu xin cấp sổ đỏ hoặc xin tách thửa đất, xác định ranh giới đất mới hoặc xác định lại ranh giới thửa đất. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Trần Vũ VinaLaw để tìm hiểu chi tiết về vấn đề này nhé!
Lệ phí đo đạc địa chính để xin cấp sổ đỏ hoặc xin tách thửa đất là bao nhiêu?

Ngoài ra, với các trường hợp các bên thỏa thuận khác bằng văn bản, hoặc thuộc các trường hợp miễn lệ phí thuộc các đối tượng thuộc diện miễn, giảm phí, lệ phí bao gồm trẻ em, hộ nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, người có công với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và một số đối tượng đặc biệt theo quy định của pháp luật.
Địa phương xây dựng mức thu các khoản phí, lệ phí cần phải căn cứ mức thu phí, lệ phí hiện hành (nếu có) để làm cơ sở đề xuất mức thu. Phù hợp với điều kiện, tình hình cụ thể của địa phương nơi phát sinh hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí, lệ phí.
Đối với các khoản phí, lệ phí vừa thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ Tài chính vừa thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (như: phí bình tuyển, công nhận cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giống; phí thăm quan danh lam thắng cảnh; phí thăm quan di tích lịch sử; phí thăm quan công trình văn hóa, bảo tàng; phí thư viện; phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường và phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung; phí thẩm định đề án, báo cáo thăm dò đánh giá trữ lượng, khai thác, sử dụng nước dưới đất; phí thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất; phí thẩm định đề án khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển; phí thẩm định đề án xả nước thải vào nguồn nước, công trình thủy lợi; phí đăng ký giao dịch bảo đảm; lệ phí đăng ký cư trú): Quy định mức thu phí, lệ phí cần đảm bảo tương quan với mức thu phí, lệ phí do Bộ Tài chính quy định.Các địa phương cần tham khảo mức thu phí, lệ phí của các địa phương liền kề hoặc địa phương có điều kiện kinh tế – xã hội tương đồng để bảo đảm sự hài hòa giữa các địa phương.
- Nghiên cứu kỹ thực tế của địa phương để ban hành văn bản thu phí, lệ phí cho phù hợp; không ban hành văn bản đối với các khoản phí, lệ phí có tên trong Danh mục phí và lệ phí nhưng chưa thấy cần thiết và chưa đủ điều kiện thu theo quy định của pháp luật.
- Không ban hành văn bản thu phí thẩm định đề án bảo vệ môi trường chi tiết; phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng tàu bay; phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng tàu biển; phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng động sản, trừ tàu bay, tàu biển. Việc quy định mức thu, phương pháp thu các khoản phí này thực hiện theo quy định của các luật chuyên ngành có liên quan.

Đo đạc đất làm sổ đỏ có những loại phí nào cơ bản?
Khi có nhu cầu làm sổ đỏ, tách thửa đất, bạn sẽ phải mất những loại chi phí đo đạc như sau:
- Chi phí thuê hay trả cho đơn vị đo đạc đất đai, nhà ở: Chi phí liên quan đến thỏa thuận dân sự, có thể giảm giá thành của dịch vụ đo đạc nhà đất.
- Chi phí đo đạc phát sinh: Do khu vực cần đo không thể có điểm để các kỹ sư trích được tọa độ nên họ phải sử dụng thiết bị đo bằng công nghệ GNSS để truyền dẫn tọa độ VN2000 về tới khu đất của mình rồi mới tiến hành đo đạc như bước 1 ở trên.
- Chi phí cắm mốc ranh đất sau khi đo đạc: Giúp xác định chính xác ranh đất nếu thửa đất đo đạc không có ranh giới rõ ràng như thửa đất không có tường bao, không có hàng rào….(nếu có).
- Chi phí trích lục hồ sơ kỹ thuật thửa đất:
- Cách 1: Tính bằng diện tích (đơn vị m2 hay hecta nhân với đơn giá đã được niêm yết).
- Cách 2: Sử dụng chi phí cố định cho từng khoảng diện tích.