Việc cho mượn đất đai sử dụng, nhà ở diễn ra khá phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên, sau một thời gian ở, những người ở nhờ không tự nguyện trao trả tài sản đất, nhà ở cho người cho mượn khiến họ khó khăn trong việc đòi lại. Vậy làm như thế nào để đòi lại đất với người mượn không tự nguyện trả? Hãy cùng Trần Vũ VinaLaw theo dõi bài viết sau để biết cách giải quyết vấn đề này hiệu quả nhất nhé!
Quy định pháp luật về nguồn gốc sử dụng đất

- Đơn đề nghị xác minh nguồn gốc sử dụng đất;
- Các giấy tờ theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 01/2017/NĐ-CP) như: Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất; Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất,…
Đọc thêm: Luật Cho Tặng Quyền Sử Dụng Đất Mới Nhất – Thủ Tục Cần Thiết
Quyền của bên cho mượn đất
- Đòi lại tài sản ngay sau khi bên mượn đạt được mục đích nếu không có thỏa thuận về thời hạn mượn;
- Nếu bên cho mượn có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng tài sản cho mượn thì được đòi lại tài sản đó mặc dù bên mượn chưa đạt được mục đích, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý;
- Đòi lại tài sản khi bên mượn sử dụng không đúng mục đích, công dụng, không đúng cách thức đã thỏa thuận hoặc cho người khác mượn lại mà không có sự đồng ý của bên cho mượn;
- Yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tài sản do bên mượn gây ra.

Cách đòi lại đất khi người mượn không tự nguyện trả đất
- Đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai (theo mẫu);
- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hoặc giấy xác minh nguồn gốc sử dụng đất hoặc các giấy tờ chứng minh khác như hợp đồng cho mượn đất (nếu có).
Xem thêm: Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Mua Bán Bằng Giấy Viết Tay
Khởi kiện đòi lại đất tại Tòa án khi người mượn đất không tự nguyện trả đất

- Đơn khởi kiện (theo mẫu);
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của người khởi kiện hoặc giấy xác minh nguồn gốc sử dụng đất được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền;
- Giấy tờ tùy thân của người khởi kiện;
- Tài liệu, chứng cứ kèm theo như hợp đồng cho mượn đất,…
Những lưu ý trong việc cho ở nhờ, cho mượn nhà
- Quyền và nghĩa vụ của các bên;
- Thỏa thuận chi tiết kỹ lưỡng về nội dung chủ sở hữu được phép lấy lại nhà ở trong những trường hợp nào;
- Thời hạn cho mượn cho ở nhờ;
- Khi có tranh chấp phát sinh thì hai bên sẽ giải quyết thế nào.
Lưu ý: Điều 153 Luật Nhà ở 2014 quy định:1. Việc cho mượn, cho ở nhờ nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất phải được sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu nhà ở đó. Trường hợp chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung theo phần thì có quyền cho mượn, cho ở nhờ thuộc phần sở hữu của mình nhưng không được làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các chủ sở hữu chung khác.2. Các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung có thể ủy quyền cho người đại diện ký hợp đồng cho mượn, cho ở nhờ nhà.
- Bên cho ở nhờ là chủ sở hữu nhà ở hoặc người đại diện theo quy định của pháp luật về dân sự.
- Bên cho ở nhờ là cá nhân có năng lực hành vi dân sự; tổ chức bán, cho thuê nhà ở phải có chức năng kinh doanh nhà ở, trừ trường hợp tổ chức bán nhà ở không nhằm mục đích kinh doanh.
- Bên mượn, bên ở nhờ nếu là cá nhân trong nước thì không phụ thuộc vào nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và phải có năng lực hành vi dân sự; nếu là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải thuộc diện được sở hữu, được thuê nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật nhà ở; nếu là tổ chức thì không phụ thuộc vào nơi đăng ký kinh doanh.
Trên đây là những chia sẻ về vấn đề đòi lại đất đai nhà ở cho mượn khi người mượn không có ý định trả lại. Nếu bạn còn vướng mắc hoặc cần tư vấn pháp lý về đất đai, vui lòng liên hệ ngay đền Văn phòng Luật Trần Vũ VinaLaw qua Hotline: 037.618.9559 để được tư vấn chi tiết nhất nhé!