Một trong những vấn đề pháp lý thường gặp khi ly hôn đơn phương đó là sự vắng mặt của chồng hoặc vợ khi tham gia phiên tòa. Do đó, dẫn đến quá trình giải quyết trở nên khó khăn và mất rất nhiều thời gian cho nguyên đơn và cơ quan tiến hành tố tụng. Như vậy để giải quyết ly hôn đơn phương vắng mặt thì cần đáp ứng những điều kiện gì để Tòa án thụ lý tiến hành xét xử. Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây của chúng tôi. Cùng theo dõi nhé.
Ly hôn đơn phương vắng mặt là gì?
Ly hôn đơn phương là trường hợp được xác định ly hôn theo yêu cầu của một bên. Việc ly hôn đơn phương thực hiện khi vợ/chồng không thống nhất được việc ly hôn; hoặc đã thống nhất ly hôn nhưng chưa thỏa thuận được việc nuôi con và chia tài sản.

Việc ly hôn đơn phương vắng mặt thường xảy ra trong trường hợp khi:
- Ly hôn đơn phương mà bên vợ/chồng không hợp tác hoặc không đến tòa án khi được triệu tập;
- Ly hôn đơn phương khi vợ/chồng bỏ nhà đi và cố tình che giấu nơi cư trú;
- Ly hôn đơn phương khi vợ/chồng bị mất tích;
- Ly hôn đơn phương khi vợ/chồng ốm đau, bệnh tật;
- Ly hôn đơn phương khi vợ hoặc chồng đang ở nước ngoài không thể trở về Việt Nam.
Những điều kiện cần thiết để được ly hôn đơn phương
Căn cứ theo quy định tại điều 56 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về ly hôn theo yêu cầu của một bên được thực hiện trong những các hợp sau:
- Khi vợ/chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành
- Trong trường hợp vợ/chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn
- Trong trường hợp yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật HNGĐ
Như vậy khi có những điều kiện trên thì tòa án sẽ tiến hàng giải quyết yêu cầu ly hôn đơn phương. Người yêu cầu ly hôn đơn phương phải là người có nghĩa vụ chứng minh được những căn cứ mà mình đã viết trong đơn khởi kiện.
Những trường hợp không được đơn phương ly hôn theo quy định

Theo quy định tại khoản 3 Điều 51 và Điều 56 Luật HNGĐ 2014 thì các trường hợp không được đơn phương ly hôn gồm:
- Có căn cứ về việc vợ/chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng trong quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng nhưng không làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể tiếp tục kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được.
- Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang mang thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
- Vợ/chồng mất tích nhưng chưa có Tuyên bố mất tích của Tòa án thì Tòa án sẽ không giải quyết ly hôn.
Trường hợp khi một bên vợ, chồng bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì Tòa án cũng sẽ không giải quyết ly hôn nếu rơi vào một trong hai trường hợp sau:
- Người yêu cầu ly hôn không phải là cha, mẹ, người thân thích của người bị bệnh;
- Không có căn cứ về việc chồng/vợ có hành vi bạo lực gia đình, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe cũng như tinh thần của người bị bệnh.
Xem thêm: Xác Định Tài Sản Chung – Riêng Của Vợ chồng Trong Thời Kỳ Hôn Nhân
Các trường hợp ly hôn đơn phương nhưng vắng mặt

Ly hôn với người nước ngoài không có mặt tại Việt Nam
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 35 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 thì ly hôn với người nước ngoài thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp Tỉnh/thành phố giải quyết.
Trường hợp người nước ngoài đang cư trú và làm việc ở Việt Nam tại thời điểm Tòa án nhận thụ lý vụ việc thì Tòa có thẩm quyền giải quyết là cấp quận/Huyện.
Ly hôn với người vắng mặt tại nơi cư trú
Theo Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì nơi cư trú là nơi mà chồng hoặc vợ thường trú hoặc tạm trú. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của chồng hoặc vợ thì bạn cần nộp đơn khởi kiện tại Tòa án cấp huyện nơi chồng, vợ bạn đang sinh sống và cần có xác nhận của công an xã/phường/ thị trấn đó.
Tại điểm e khoản 1 Điều 192 BLTTDS 2015 và điểm a khoản 1 Điều 40 Bộ luật Tố tụng Dân sự quy định nếu nguyên đơn không biết nơi cư trú và làm việc của bị đơn thì có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc cuối cùng để giải quyết.
Như vậy, khi vợ, hoặc chồng vắng mặt tại nơi cư trú thì việc ly hôn vẫn sẽ được giải quyết theo đúng thủ tục chung của pháp luật.
Thủ tục xét xử vắng mặt đơn phương ly hôn bao gồm những gì?
Thụ lý vụ án
Sau khi đã nộp hồ sơ khởi kiện hợp lệ và hoàn thành nghĩa vụ án phí, lệ phí theo quy định, tòa án sẽ ra thông báo thụ lý vụ án.
Hòa giải và chuẩn bị xét xử
Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm về vụ án, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án đó.
Tòa án sẽ gửi thông báo cuối cùng về việc tiến hành hòa giải cho nguyên đơn và bị đơn. Tuy nhiên, nếu bị đơn đã được Tòa án gửi giấy triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt thì coi như vụ án ly hôn đó không tiến hành hòa giải được.
Đưa vụ án ra xét xử
Khi vụ án được đưa ra xét xử, bị đơn sẽ có quyền và nghĩa vụ tham gia phiên tòa. Trong trường hợp nếu bị đơn không tham gia phiên tòa khi được tòa án triệu tập hợp lệ thì tòa án vẫn sẽ xét xử theo quy định chung.
Như vậy, thông qua bài viết này, hy vọng bạn đọc đã có thêm kiến thức về ly hôn đơn phương vắng mặt cũng như trình tự, thủ tục xét xử ly hôn đơn phương. Mọi thông tin chi tiết cần tư vấn, vui lòng liên hệ hotline 037.618.9559 để được hỗ trợ.