Đất đai mua bán viết tay khi xảy ra tranh chấp có hiệu lực pháp lý không? Giấy viết tay có được xem là căn cứ xác minh quyền sử dụng đất khi xảy ra tranh chấp không? Cách giải quyết tranh chấp đất đai mua bán bằng giấy viết tay như thế nào? Cùng tìm lời giải trong bài viết này của Luật Trần Vũ VinaLaw nhé!
Giao dịch mua bán đất đai bằng giấy viết tay có giá trị pháp lý không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 119 BLDS 2015 dẫn chiếu tới khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013, sửa đổi bổ sung 2018, về nguyên tắc Hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản và có công chứng, chứng thực.

Tuy nhiên, Theo quy định tại khoản 1 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015, giao dịch về đất đai dù không được lập thành văn và có công chứng, chứng thực thì vẫn được Tòa án công nhận có hiệu lực, với điều kiện một hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch.
Đọc thêm: Tranh Chấp Đất Đai Là Gì? Các Loại Tranh Chấp Đất Đai Hiện Nay
Căn cứ để giải quyết tranh chấp mua đất bằng giấy viết tay
- Căn cứ vào Điều 167 Luật đất đai 2013
- Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất.
- Nhóm người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân thì có quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân
- Thành viên của nhóm muốn thực hiện quyền đối với đất của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định
- Trừ trường hợp kinh doanh bất động sản thì các hợp đồng khác phải được công chứng
- Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Điều 129 Bộ Luật Dân sự 2015
- Văn bản không đúng quy định mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.
- Văn bản vi phạm quy định về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.
- Phần II Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP
- Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được xác lập trước ngày 01/7/1980 mà sau ngày 15/10/1993 mới phát sinh tranh chấp
- Tòa án công nhận hợp đồng, buộc các bên phải thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng nếu bên nhận chuyển nhượng đã nhận đất
- Bên nhận chuyển nhượng đã trả đủ tiền nhưng chưa nhận đất và bên chuyển nhượng chưa xây dựng công trình kiến trúc trên đất đó, thì các bên phải thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng
- Các bên chưa thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng thì Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu và hủy hợp đồng.
- Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được xác lập từ ngày 01/7/1980 đến trước ngày 15/10/1993
- Tranh chấp mà hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất chưa được thực hiện thì Tòa án hủy hợp đồng vì hợp đồng bị vô hiệu
- Bên nhận chuyển nhượng đã được UBND cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì hợp đồng không bị vô hiệu
- Bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã hoàn tất thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và UBND đã cho phép việc chuyển nhượng thì hợp đồng không bị vô hiệu
- Bên nhận chuyển nhượng đã xây nhà ở, công trình kiến trúc,.. và bên chuyển nhượng cũng không phản đối thì hợp đồng không bị vô hiệu.
Cách giải quyết tranh chấp đất đai không có sổ đỏ như thế nào?
Đối với hợp đồng mua bán giấy viết tay được xác lập trước ngày 01/7/1980 mà sau ngày 15/10/1993 mới phát sinh tranh chấp
- Nội dung và hình thức của hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật :
- Nếu bên nhận chuyển nhượng đã nhận đất thì Toà án công nhận hợp đồng, các bên phải thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng và phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất.
- Nếu bên nhận đất chưa trả đủ tiền cho bên có đất thì buộc phải trả cho bên chuyển nhượng số tiền còn thiếu.
- Nếu bên nhận chuyển nhượng đã trả đủ tiền nhưng chưa nhận đất và bên chuyển nhượng vẫn quản lý, sử dụng, thì các bên phải thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
- Nếu bên chuyển nhượng đã làm nhà ở hoặc không có điều kiện để giao đất cho bên nhận chuyển nhượng, thì tùy trường hợp cụ thể Tòa án có thể hủy hợp đồng, buộc bên chuyển nhượng thanh toán tiền cho bên nhận chuyển nhượng.
Được căn cứ theo mục 2.1 a phần II Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP
- Nội dung của hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật nhưng hình thức của hợp đồng không phù hợp với quy định của pháp luật :
- Nếu các bên chưa thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng thì Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu và hủy hợp đồng.
- Nếu bên nhận chuyển nhượng đã trả đủ tiền chuyển nhượng đất; bên chuyển nhượng đã giao toàn bộ đất, thì Toà án công nhận hợp đồng chuyển nhượng đất đó.
- Nếu bên nhận chuyển nhượng mới trả một phần tiền chuyển nhượng đất, bên chuyển nhượng mới giao một phần diện tích đất, thì có thể công nhận phần hợp đồng đó căn cứ vào diện tích đất đã nhận.
- Nếu bên chuyển nhượng giao diện tích đất có giá trị lớn hơn số tiền mà họ đã nhận, thì Toà án buộc bên nhận chuyển nhượng thanh toán phần chênh lệch giữa số tiền mà bên nhận chuyển nhượng đã trả so với diện tích đất thực tế mà họ đã nhận và làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất đối với diện tích đất mà bên nhận chuyển nhượng đã nhận.
- Nếu bên nhận chuyển nhượng đã giao số tiền lớn hơn giá trị diện tích đất đã nhận mà Toà án chỉ công nhận phần hợp đồng tương ứng, thì bên chuyển nhượng phải thanh toán khoản tiền vượt quá giá trị diện tích đất .
- Nếu bên chuyển nhượng đã nhận tiền của bên nhận chuyển nhượng nhưng chưa giao đất cho họ mà đất đó đã bị Nhà nước thu hồi để sử dụng vào mục đích công cộng và có đền bù thì Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu
- Nếu toàn bộ hoặc một phần nội dung của hợp đồng vi phạm pháp luật bị vô hiệu toàn bộ hoặc một phần và việc giải quyết hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu được thực hiện theo quy định tại Điều 137, Điều 146 của Bộ luật Dân sự 2015.
Được căn cứ theo mục 2.1 b phần II Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP
Đối với hợp đồng mua bán giấy viết tay từ ngày 01/7/1980 đến trước ngày 15/10/1993 mới phát sinh tranh chấp
- Là hợp đồng trái pháp luật; do đó, nếu có tranh chấp mà hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất chưa được thực hiện thì Tòa án hủy hợp đồng vì hợp đồng bị vô hiệu.
- Nếu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được thực hiện thì Toà án công nhận hợp đồng trong các trường hợp sau đây :
- Bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được UBND cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
- Đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã hoàn tất thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất UBND có thẩm quyền, UBND đã cho phép việc chuyển nhượng;
- Bên nhận chuyển nhượng đã xây nhà ở, công trình kiến trúc, trồng cây lâu năm, đầu tư sản xuất, kinh doanh không vi phạm quy định về quy hoạch và bên chuyển nhượng cũng không phản đối .
Được căn cứ theo mục 2.2 phần II Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP

Đất đai mua bán bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?
Theo quy định về sang tên đăng bộ thì yêu cầu cung cấp hợp đồng chuyển nhượng hợp pháp khi tiến hành cấp Giấy chứng nhận sơ hữu quyền sử dụng đất. Do đó, khi mua bán đất bằng giấy tay thì sẽ không được cấp sổ đỏ. Do đó, với đất đai chỉ có giấy viết tay thì bên mua hoặc các bên phải nộp đơn cho Tòa án đề nghị tuyên giao dịch có hiệu lực theo điều 129 Bộ luật dân sự. Sau đó mới có thể sang tên đăng bộ.
Bài viết trên đây là những nội dung về vấn đề tranh chấp đất đai giấy tờ viết tay, không có sổ đỏ và cách giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, khi xảy ra tranh chấp đất đai bằng giấy viết tay, và bạn chưa biết xử lý thế nào thì hãy liên hệ ngay đến văn phòng Luật sư Trần Vũ VinaLaw qua Hotline: 037.618.9559 hoặc truy cập qua website https://tranvuvinalaw.com/ để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời nhất nhé.
Công ty Luật Trần Vũ VinaLaw là văn phòng luật sư uy tín hàng đầu với nhiều năm kinh nghiệm cùng đội ngũ các luật sư giỏi chuyên môn, tận tâm đem đến cho khách hàng sự hài lòng nhất. Trần Vũ VinaLaw cam kết đáp ứng nhu cầu của khách hàng, giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến pháp lý đất đai một cách nhanh chóng và kịp thời.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi!
Xem thêm: