Tranh chấp đất đai là vấn đề phát sinh thường xuyên trong đời sống và để giải quyết tranh chấp đất đai theo đúng quy định thì bước đầu tiên phải tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai tại cơ sở, UBND xã, huyện nơi có đất xảy ra tranh chấp. Nhiều người đang thắc mắc rằng cần phải tiến hành hòa giải bao nhiêu lần mới đúng và đủ theo quy định pháp luật? Hãy cùng Luật Trần Vũ VinaLaw tìm lời giải ngay sau đây nhé!
Tại sao cần phải Hòa giải khi có tranh chấp đất đai?
Hòa giải tranh chấp đất đai là biện pháp giải quyết tranh chấp đất đai giữa những người sử dụng đất, hoặc với nhà nước. Hoạt động này nhằm giải quyết mâu thuẫn và đi đến thống nhất ý chí bằng việc các bên thương lượng qua một bên thứ 3 có thẩm quyền, có tiếng nói chung.
Hòa giải đóng vai trò vô cùng quan trọng khi giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn phát sinh. Với cách thức thân thiện, đồng thuận trên nguyên tắc chia sẻ, cảm thông, đối thoại giúp hàn gắn những mâu thuẫn, nâng cao ý thức pháp luật của người dân, ngăn ngừa những căng thẳng trong tương lai, xây dựng sự đoàn kết trong dân, đảm bảo an ninh xã hội.
Đồng thời, hòa giải còn giúp giải quyết triệt để, hiệu quả các tranh chấp, không phải tốn thời gian và chi phí cho các bên khi mở phiên tòa xét xử. Kết quả hòa giải phần lớn đều là các bên tự nguyện thi hành, vụ việc không phải trải qua sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm theo quy định của luật tố tụng.
Do đó, hòa giải tranh chấp đất đai là công đoạn thủ tục bắt buộc và làm căn cứ để giải quyết mâu thuẫn nếu hòa giải thành và tòa án thụ lý đơn nếu hòa giải không thành.
Đọc thêm: Thông Tư Hướng Dẫn Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Mới Nhất
Hòa giải tranh chấp đất đai mấy lần?
- Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
- Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
- Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
- Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.
- Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Hồ sơ yêu cầu giải quyết hòa giải tranh chấp đất đai cấp xã
- Đơn yêu cầu hòa giải quyết tranh chấp đất đai;
- Các tài liệu, chứng cứ khác (nếu có) như: Biên bản hòa giải tranh chấp đất đai ở cơ sở; bản sao: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; trích lục thửa đất; giấy tay mua bán, sang nhượng đất; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất; giấy Chứng minh nhân dân của người yêu cầu…
Hòa giải không thành, bao lâu thì khởi kiện?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình;
- Trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác.
- Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai