Cách tính thuế thu nhập các nhân theo quy định mới nhất

Hiện nay cách tính thuế thu nhập cá nhân đã có nhiều thay đổi để phù hợp hơn với điều kiện kinh tế xã hội của nước ta. Vậy thuế thu nhập cá nhân hiện nay được tính như thế nào ? Căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân là gì? Hãy cùng Luật Trần Vũ tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!

Cách tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đối với người lao động trong công ty

Căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

Căn cứ để tính thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập tính thuế và thuế suất.

Thu nhập tính thuế 

Thu nhập tính thuế được tính theo công thức sau:

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế trừ (-) các khoản giảm trừ

Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công được xác định bằng tổng số tiền lương, tiền công, tiền thù lao, các khoản thu nhập khác có tính chất tiền lương, tiền công mà người nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế theo hướng dẫn tại khoản 2, Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính : Hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân .

Cách tính thuế TNCN

Các khoản miễn thuế bao gồm: tiền phụ cấp ăn trưa, giữa ca (nếu phụ cấp vào tiền lương thì được miễn tối đa 680.000/ tháng); tiền phụ cấp trang phục (không vượt quá 5 triệu đồng/năm); tiền phụ cấp điện thoại theo quy định của công ty; tiền làm thêm giờ ban đêm, làm thêm giờ cao hơn so với làm việc ban ngày, giờ hành chính.

Các khoản giảm trừ bao gồm:

  • Các khoản giảm trừ gia cảnh: Đối với người nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng, 108 triệu đồng/năm; Đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng ( phải được đăng kí với cơ quan thuế).
  • Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện
  • Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học

Thuế suất

Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công được áp dụng theo Biểu thuế luỹ tiến từng phần

Bậc thuế Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng) Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) Thuế suất (%)
1 Đến 60 Đến 5 5
2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10
3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15
4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20
5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25
6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30
7 Trên 960 Trên 80 35

Cách tính thuế thu nhập cá nhân trong doanh nghiệp

Thuế TNCN phải nộp= thu nhập tính thuế nhân (×) với thuế suất

Để thuận tiện cho việc tính toán, có thể áp dụng phương pháp tính rút gọn sau:

(Được quy định rõ tại khoản 2 điều 7 và Phụ lục: 01/PL-TNCN)

Bậc Thu nhập tính thuế /tháng Thuế suất Tính số thuế phải nộp
Cách 1 Cách 2
1 Đến 5 triệu đồng (trđ) 5% 0 trđ + 5% TNTT 5% TNTT
2 Trên 5 trđ đến 10 trđ 10% 0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ 10% TNTT – 0,25 trđ
3 Trên 10 trđ đến 18 trđ 15% 0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ 15% TNTT – 0,75 trđ
4 Trên 18 trđ đến 32 trđ 20% 1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ 20% TNTT – 1,65 trđ
5 Trên 32 trđ đến 52 trđ 25% 4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ 25% TNTT – 3,25 trđ
6 Trên 52 trđ đến 80 trđ 30% 9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ 30 % TNTT – 5,85 trđ
7 Trên 80 trđ 35% 18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ 35% TNTT – 9,85 tr

Đọc thêm: Lương Tháng 13 là gì? Quy Định Về Lương Tháng 13 NLĐ Nên Biết

Cách tính thuế TNCN theo đối tượng người nộp thuế và loại hợp đồng.

Đối với cá nhân cứ trú có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên

Cách tính thuế thu nhập cá nhân

Cách tính thuế thu nhập cá nhân của loại đối tượng này như sau:

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế * Thuế suất

Thu nhập tính thuế = Thu nhâp chịu thuế – Các khoản giảm trừ

Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản thu nhập được miễn thuế – Các khoản thu nhập không chịu thuế

Trong đó:

  • Tổng thu nhập là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm: Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền; các khoản tiền phụ cấp, trợ cấp; tiền thưởng, tiền hỗ trợ,….
  • Các khoản thu nhập đươc miễn thuế theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC về thuế TNCN:

Thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định của Bộ luật Lao động.

và khoản 4 Thông tư 92/2015/TT-BTC về thuế TNCN:

Thu nhập từ tiền lương, tiền công của thuyền viên là người Việt Nam nhận được do làm việc cho các hãng tàu nước ngoài hoặc các hãng tàu Việt Nam vận tải quốc tế.

Khoản 5 Thông tư 92/2015/TT-BTC:

Thu nhập của cá nhân là chủ tàu, cá nhân có quyền sử dụng tàu và cá nhân làm việc trên tàu có được từ hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ trực tiếp phục vụ hoạt động khai thác thủy sản xa bờ.

  • Các khoản thu nhập không chịu thuế TNCN quy định tại điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, bổ sung tại khoản1 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC; tiết đ.1 điểm d khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, điểm g khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC,…
  • Các khoản giảm trừ: quy định tại Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 25 Thông tư 92/2015/TT-BTC. (bao gồm giảm trừ gia cảnh, giảm trừ bảo hiểm)
  • Thuế suất sẽ theo biểu lũy tiến từng phần:Phương pháp tính thuế lũy tiến từng phần được cụ thể hóa theo Biểu tính thuế rút gọn như sau:
    Bậc Thu nhập tính thuế /tháng Thuế suất Tính số thuế phải nộp
    Cách 1 Cách 2
    1 Đến 5 triệu đồng (trđ) 5% 0 trđ + 5% TNTT 5% TNTT
    2 Trên 5 trđ đến 10 trđ 10% 0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ 10% TNTT – 0,25 trđ
    3 Trên 10 trđ đến 18 trđ 15% 0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ 15% TNTT – 0,75 trđ
    4 Trên 18 trđ đến 32 trđ 20% 1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ 20% TNTT – 1,65 trđ
    5 Trên 32 trđ đến 52 trđ 25% 4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ 25% TNTT – 3,25 trđ
    6 Trên 52 trđ đến 80 trđ 30% 9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ 30 % TNTT – 5,85 trđ
    7 Trên 80 trđ 35% 18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ 35% TNTT – 9,85 trđ

Cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động

Theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2015, Thuế TNCN phải nộp của loại đối tượng này được tính bằng 10% trên tổng thu nhập:

Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.

thuế thu nhập cá nhân

Cá nhân không cư trú

Theo quy định tại Điều 18 Thông tư 111/2013/TT-BTC:

Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định bằng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công nhân (×) với thuế suất 20%.

Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định như đối với thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 8 Thông tư này.

Như vậy, đối với cá nhân không cư trú, công thức tính thuế TNCN như sau:

Thuế TNCN phải nộp = 20% * Thu nhập chịu thuế TNCN

Trong đó: Thu nhập chịu thuế TNCN = Tổng thu nhập – Các khoản thu nhập không chịu thuế TNCN – Các khoản thu nhập được miễn thuế TNCN.

Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với tiền hoa hồng

Căn cứ theo điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 thuộc Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, Điều 2 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế 2014 quy định về Thu nhập chịu thuế gồm:

Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ;…

Lưu ý: Thu nhập từ kinh doanh quy định tại khoản này không bao gồm thu nhập của cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống.

Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công;….

Công thức tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định pháp luật về Thuế 2015 như sau:

Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất

Trong đó:

Thu nhập tính thuế = [Tổng lương – 9 triệu – (3,6 triệu x số người phụ thuộc)] x thuế suất

Lưu ý: Người phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng, bao gồm:

Con chưa thành niên; con bị tàn tật, không có khả năng lao động;

Các cá nhân không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức quy định, bao gồm con thành niên đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề; vợ hoặc chồng không có khả năng lao động; bố, mẹ đã hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động; những người khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng

Cách tính thuế TNCN dựa trên biểu thuế lũy tiến từng phần như sau:

Bậc thuế

Phần thu nhập tính thuế/năm

(triệu đồng)

Phần thu nhập tính thuế/tháng

(triệu đồng)

Thuế suất (%)

1

Đến 60 Đến 5

5

2

Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10

10

3

Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18

15

4

Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32

20

5

Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52

25

6

Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80

30

7

Trên 960 Trên 80

35

Dựa trên biểu thuế lũy tiến từng phần trên, ta có công thức tính thuế Thu nhập cá nhân như sau:

Bậc 1: Thu nhập tính thuế TNCN từ 0 – 5 triệu VNĐ/tháng thì áp dụng mức thuế suất 5% => Số thuế TNCN phải nộp: 0 triệu VNĐ + 5% thu nhập tính thuế

Bậc 2: Thu nhập tính thuế TNCN từ 5 – 10 triệu VNĐ/tháng thì áp dụng mức thuế suất 10% => Số thuế TNCN phải nộp: 0,25 triệu VNĐ + 10% thu nhập tính thuế

Bậc 3: Thu nhập tính thuế TNCN từ 10 – 18 triệu VNĐ/tháng thì áp dụng mức thuế suất 15% => Số thuế TNCN phải nộp: 0,75 triệu VNĐ + 15% thu nhập tính thuế

Bậc 4: Thu nhập tính thuế TNCN từ 18 – 32 triệu VNĐ/tháng thì áp dụng mức thuế suất 20% => Số thuế TNCN phải nộp: 1,95 triệu VNĐ + 20% thu nhập tính thuế

Bậc 5: Thu nhập tính thuế TNCN từ 32 – 52 triệu VNĐ/tháng thì áp dụng mức thuế suất 25% => Số tính thuế TNCN phải nộp: 4,75 triệu VNĐ + 25% thu nhập tính thuế.

Bậc 6: Thu nhập tính thuế TNCN từ 52 – 80 triệu VNĐ/tháng thì áp dụng mức thuế suất 30% => Số tính thuế TNCN phải nộp: 9,75 triệu VNĐ + 30% thu nhập tính thuế.

Bậc 7: Thu nhập tính thuế TNCN trên 80 triệu VNĐ/tháng thì áp dụng mức thuế suất 35% => Số tính thuế TNCN phải nộp: 18,15 triệu VNĐ + 35% thu nhập tính thuế.

Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với tiền lương làm thêm

Theo quy định tại điểm i khoản1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân về các khoản thu nhập được miễn thuế:

Thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định của Bộ luật Lao động. Cụ thể như sau:

 Phần tiền lương, tiền công trả cao hơn do phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ được miễn thuế căn cứ vào tiền lương, tiền công thực trả do phải làm đêm, thêm giờ trừ (-) đi mức tiền lương, tiền công tính theo ngày làm việc bình thường.

Ví dụ 2: Ông A có mức lương trả theo ngày làm việc bình thường theo quy định của Bộ luật Lao động là 40.000 đồng/giờ.

– Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày thường, cá nhân được trả 60.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là:

60.000 đồng/giờ – 40.000 đồng/giờ = 20.000 đồng/giờ

– Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày nghỉ hoặc ngày lễ, cá nhân được trả 80.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là:

80.000 đồng/giờ – 40.000 đồng/giờ = 40.000 đồng/giờ

Tổ chức, cá nhân trả thu nhập phải lập bảng kê phản ánh rõ thời gian làm đêm, làm thêm giờ, khoản tiền lương trả thêm do làm đêm, làm thêm giờ đã trả cho người lao động. Bảng kê này được lưu tại đơn vị trả thu nhập và xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan thuế.”

Tính thuế thu nhập cá nhân

Căn cứ vào hướng dẫn tại Thông tư 111/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, phần tiền lương cao hơn do phải làm thêm là thu nhập được miễn thuế. Việc xác định phần thu nhập được miễn thuế và tính phần thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân được thực hiện như sau:

  • Trước hết bạn cần xác định mức tiền lương mà bạn đang được hưởng theo ngày làm việc bình thường. Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 4 Thông tư 23/2015/TT-BLĐTB&XH, tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng (tính theo từng tháng dương lịch và bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày) theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn. Ngoài ra, bạn cần căn cứ vào quy định trong điều lệ của công ty bạn hoặc hợp đồng lao động mà bạn đã kí kết để xác định số ngày làm việc bình thường trong tháng của bạn.
  • Lấy số tiền lương bạn được hưởng trong một ngày làm thêm (chủ nhật) trừ đi số tiền lương bạn được hưởng trong một ngày làm việc bình thường để tính mức lương chênh lệch trong một ngày. Bạn làm 4 ngày chủ nhật, do đó bạn lấy con số này nhân lên 4 lần tính được phần thu nhập được miễn thuế.
  • Phần thu nhập chịu thuế TNCN trong tháng của bạn được tính bằng tổng số lương của bạn trong tháng trừ đi phần thu nhập miễn thuế.

Trên đây là tư vấn của Luật Trần Vũ về cách tính thuế thu nhập cá nhân theo các quy định pháp luật hiện hành. Nếu có bất kỳ vướng mắc, khó hiểu hay các vấn đề pháp lý cần giúp đỡ quý khách vui lòng liên hệ luật sư tư vấn luật lao động trực tuyến qua điện thoại. Gọi ngay 0376189559 để được tư vấn và hỗ trợ. Rất hân hạnh được hợp tác với quý khách!

Trả lời