Bạo hành con do trầm cảm có phạm tội không? có bị xử lý vi phạm không là vấn đề mà nhiều người quan tâm hiện nay. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày cụ thể những khía cạnh pháp lý về hành vi trên để bạn đọc cùng nắm rõ và có hướng giải quyết phù hợp nhất.
Hành vi bạo hành trẻ em là gì?
Theo khoản 5 Điều 6 Luật trẻ em năm 2016 quy định như sau: sử dụng, rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác.
Quy định này được hướng dẫn tại Điều 8 Nghị định 71/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số quy định của luật, bao gồm các hành vi như:
- Có hành vi xâm phạm thân thể, đánh đập, đối xử tồi tệ đối với trẻ em; bắt trẻ em nhịn ăn, uống, mặc rách, hạn chế vệ sinh cá nhân; giam hãm trẻ em; bắt trẻ em sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm.;
- Gây tổn thương về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng nhục, chửi mắng, đe dọa, làm nhục, cách ly, sao nhãng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em;
- Dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em, làm trẻ em tổn thương, đau đớn để thể xác và tinh thần;
- Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng các thủ đoạn khác để chiếm đoạt, bắt cóc trẻ em, cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người giám hộ;
- Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn thương về tinh thần;
- Mua, bán trẻ em dưới mọi hình thức; Đánh tráo trẻ em vì bất cứ mục đích gì;
- Xúi giục, kích động, lừa dối trẻ em dưới mọi hình thức làm cho trẻ em thù ghét cha, mẹ, người giám hộ; Xúi giục, kích động, lừa dối trẻ em xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự của người khác.
Hậu quả của bạo hành trẻ em
Hậu quả của bạo hành trẻ em không chỉ về mặt thể xác mà nó còn là về tinh thân; hậu quả của bạo hành trẻ em sẽ gắn liền và theo sao mỗi cá nhân đến suốt cuộc đời mỗi người.
Bạo hành ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thể chất của trẻ nhỏ
Bạo hành làm trẻ không thể phát triển về thể chất một cách bình thường như: trẻ còi cọc; chậm lớn; môi nhợt nhạt; ánh mắt đờ đẫn bạc nhược, đau bụng; rối loạn tiêu hóa; nước da tái hoặc hung dữ.
Ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ
Việc bạo hành trẻ em không chỉ gây ra những hậu quả nặng nề về mătj sức khỏe thể chất. Mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần của trẻ. Từ đó kéo theo nhiều hệ lụy về tâm lý.
Tất cả những hành động như đánh đập; vùi dập; khủng bố hay làm nhục; … đều khiến cho đứa trẻ đó thiếu tự tin, rụt rè; luôn trong trạng thái thảng thốt. Khi bị bạo hành thường xuyên sẽ khiến cho trẻ có những rối loạn hành vi và ứng xử. Nhiều trường hợp vì bị bạo hành quá nhiều kéo theo sự thay đổi về tâm tính; khả năng nhìn nhận những mặt tốt và xấu trong xã hội, thậm chí còn trở nên vô cảm, lãnh đạm với mọi thứ xung quanh.
Rối loạn hành vi ứng xử
Khi bị bạo hành nhiều, trẻ rất có thể sẽ thay đổi hành vi ứng xử. Có trẻ đang hiền lành, hòa nhã, lễ phép bỗng trở nên thô lỗ, tính tình nóng nảy, cục cằn và hung bạo; thậm chí còn học theo hành vi bạo hành đối với người khác, nhìn ai cũng thấy đáng ghét và sẵn sàng ra tay đánh đập ngay cả với các loài động vật.
Ngược lại, có nhiều trẻ khi bị bạo hành sẽ tự thu mình lại; sống khép kín, cô lập, hay buồn phiền và suy nghĩ. Bản thân luôn cảm thấy tự ti; ngại giao tiếp, không dám đưa ra những suy nghĩ của bản thân và rất dễ lâm vào tình trạng trầm cảm. Nặng hơn thế, trẻ còn có thể bị hoang tưởng, ảo giác, tâm trí bất ổn và xa lánh mọi người. Họ phó mặc cuộc sống, không có ước mơ; hoài bão, mục đích và lý tưởng sống.
Trẻ bị bạo hành có thể trở thành người dễ bạo lực
Điều đặc biệt lưu ý là việc bạo hành sẽ gây ra hậu quả trầm trọng dẫn đến việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Bị bạo hành nhiều lần, trẻ sẽ dần dần hình thành nhân cách nhút nhát; tự ti, thiếu sự khẳng định mình.
Trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thích nghi chấp nhận và vượt qua những thử thách biến cố hay thất bại trong cuộc sống. Vì thế, trẻ dễ mắc phải các rối loạn stress; hay lo âu và tình trạng trầm cảm kéo dài. Có những trẻ biểu hiện lúc nhỏ có thể đơn giản là hung bạo, cáu gắt, khó tính. Thế nhưng khi lớn lên, trẻ có thể trở thành một con người cục cằn; lỗ mãng và ngày càng độc ác.
Sống trong môi trường không lành mạnh, bị bạo hành hoặc chứng kiến sự bạo hành, trẻ sẽ có những quan niệm sống lệch lạc và không biết tôn trọng người khác. Đồng thới cũng không biết tôn trọng chính bản thân mình. Thậm chí trẻ còn dễ trở nên vô cảm, không biết lên án những hành vi phi đạo đức của những người khác.
Bị trầm cảm bạo hành con thì có phạm tội không?
Các hành vi như: đánh đập, hành hạ, mang tính chất xâm phạm thân thể hoặc đối xử tệ với trẻ em đều là các hành vi xâm hại quyền trẻ em, mang tính bạo hành trẻ em và đương nhiên là bị pháp luật nghiêm cấm thực hiện. Kể cả khi người thực hiện có bị trầm cảm thì vẫn phải chịu xử phạt hành chính, thậm chí là phải chịu trách nhiệm hình sự nếu như hành vi bạo hành gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm cho trẻ.
Xem thêm>> Con Cái Ngược Đãi Bố Mẹ Bị Xử Phạt Như Thế Nào Theo Quy Định?
Mức xử phạt với hành vi bạo hành con cái được quy định như thế nào
Trẻ em là đối tượng được bảo vệ đặc biệt, được quy định cụ thể trong Luật trẻ em. Vì thế cho nên, nếu ai đó có hành vi bạo hành trẻ em thì sẽ bị xử lý một cách nghiêm minh. Theo quy định của pháp luật những người có hành vi bạo hành trẻ em có thể bị xử phạt hành chính hoặc cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy vào tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi.
Xử phạt hành chính
Theo quy định tại Điều 22 Nghị định 130/2021/NĐ-CP thì khi có hành vi vi phạm quy định về cám bạo lực với trẻ em thì phạt tiền từ 10.000.000 triệu đồng đến 20.000.000 triệu đồng.
Bên cạnh việc bị phạt tiền thì người thực hiện hành vi còn phải chịu thêm về các khoản chi phí khám, chữa bệnh cho trẻ em.
Xử lý hình sự
Theo quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, căn cứ vào tính chất của từng sự việc ngược đãi, hành hạ trẻ em mà người phạm tội có thể bị xử phạt với các tội khác nhau, cụ thể:
- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Điều 134 BLHS 2015 sửa đổi 2017:
Người cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng đối với người dưới 16 tuổi thì sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cái hoặc người có công nuôi dưỡng mình theo Điều 185 BLHS 2015 sửa đổi 2017:
Cha mẹ có hành vi thường xuyên làm cho con, cháu (dưới 16 tuổi) bị đau đớn về thể xác, tinh thần; đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm thì sẽ bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
Trên đây là bài viết tư vấn về vấn đề bạo hành con do trầm cảm có phạm tội không. Nếu bạn còn bất cứ vấn đề gì thắc mắc với nội dung trên hoặc gặp khó khăn trong tìm kiếm các quy định liên quan. Vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số HOTLINE: 037.618.9559 để được tư vấn luật hôn nhân gia đình kịp thời.